CON “NGOAN” –  CHA MẸ HẠNH PHÚC HAY CON HẠNH PHÚC?

“ Con ngoan quá!”, “Sao con lại nghịch thế?”… Bạn có tự nhận thấy rằng mỗi lời khen chê của mình, hầu hết cũng ĐÃ MẶC ĐỊNH việc “ngoan” là những điều tích cực, và “nghịch” luôn là những điều chẳng ai mong muốn ở con trẻ. Điều bạn đang cư xử cùng con có khiến con hạnh phúc?

Cũng thật dễ hiểu vì ngày nay, những ông bố, bà mẹ hiện đại dường như bận rộn nhiều hơn. Chính vì thế mà mỗi đứa con ít gây phiền toái, ít phá nghịch, cãi lời, luôn luôn ngoan ngoãn là những đứa con tuyệt vời – hình mẫu mà các ông bố bà mẹ luôn mong con được như thế. Nhưng đã bao giờ tự hỏi con “ngoan” – liệu con mình có trở thành một đứa trẻ hạnh phúc?

“Đeo mặt nạ” cho những cảm xúc thật của mình khi đứng trước người lớn

Mỗi người lớn đều từng là những đứa trẻ. Ai cũng từng trải qua những thời nổi loạn, những cảm xúc của riêng mình. Trẻ con thời nào cũng như thế? Vậy bạn có thấy “lạ” khi tiếp xúc với con con luôn ngoan ngoãn, lễ phép và thậm chí chẳng có bất kỳ nổi loạn?

Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang chụp lên những đứa trẻ về hình mẫu của những đứa trẻ ngoan thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang xúc tác để những mặt nạ cảm xúc của con được hình thành nhanh hơn bao giờ hết. Những đứa trẻ rất dễ che dấu đi cảm xúc thật của mình để làm hài lòng cảm xúc của người lớn. Nhưng thực chất bên trong bạn chẳng thế biết được những diễn biến tâm lý phức tạp và những bất mãn đang bị kìm nén mà chúng không dám thể hiện bởi “hư” là những “hành vi không được phép thể hiện”.

Người lớn thường bắt trẻ con phải nghe lời

Rất nhiều chuyên gia chỉ ra rằng điều này vô cùng nguy hiểm. Bởi nó có thể gây ra những triệu chứng thần kinh và hành vi lệch chuẩn ở trẻ mà bố mẹ không bao giờ biết. Từ đó trẻ dễ không kiểm soát được bản thân, dễ nổi cáu bất chợt hoặc tự trở thành những con người vô cảm.

>>>>> Cha mẹ kiểu máy xén cỏ 

Luôn là những “thú cưng” đợi chờ những gì được chỉ bảo.

Người lớn luôn có một phần định nghĩa về ngoan như sau: Một đứa trẻ ngoan phải biết vâng lời ông bà cha mẹ. Chính vì thế, ngay từ nhỏ, trẻ đã quen dần với việc được chỉ bảo mà quên mất tự trẻ mới chính là người cần đưa ra những ý kiến và suy nghĩ của chính mình.

Tâm lý “sốt ruột” khi con suy nghĩ lâu, làm lâu nên “làm hộ cho nhanh” của nhiều ông bố, bà mẹ chính là chất xúc tác nguy hiểm nhất. Trẻ không được hình thành thói quen tự tư duy, phản biện, càng không thể rèn luyện được sự kiên nhẫn để tự tìm phương án cho bản thân. Lâu dẫn, chúng mất đi lối sống độc lập, tự chủ, dựa dẫm nhiều hơn vào người thân.

Hãy để con được là chính mình

Đã đến lúc người lớn nên thay đổi tích cực hơn về hành vi “nghịch” của những đứa trẻ.  Bởi với mỗi đứa trẻ, việc nghịch cần thiết như cây cần nắng. Với mỗi đứa trẻ, việc nghịch cần thiết để khám phá thế giới, để trở nên khỏe mạnh và có thêm nhiều năng lượng, để thích ứng dễ dàng với cuộc sống này.

Để con được tự do vui chơi thỏa thích

Nếu bạn đang là những ông bố, bà mẹ với những đứa con, hãy vui vẻ và bình tĩnh hơn khi xảy ra những đổ vở, khi con nghịch,… Điều bạn cần làm là hướng dẫn con chơi thế nào cho vui, nghịch thế nào cho đúng cách nhất.

Con hạnh phúc khi tự do vui chơi

Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất trong cuộc sống này. Hãy để con được thành thật với cảm xúc mình! Đừng bao giờ bắt con trở thành những con người theo mong muốn của bố mẹ. Hãy là những người bạn đồng hành, là người cố vấn của con trên mỗi chặng đường giúp con trở thành người tích cực. Và khi đó bạn sẽ cảm nhận thấy điều hạnh phúc khi con chia sẻ từ những niềm vui nho nhỏ của chúng.

“ABA – Đồng hành cùng cha mẹ gieo trồng hạnh phúc”

Để lại một bình luận