Đáng yêu nhất là trẻ con. Nhưng dễ khiến người lớn bực mình nhất cũng là con trẻ. Nhiều khi con cộc cằn, thô lỗ khiến người lớn khó chịu.Phần lớn, mỗi lần trẻ như vậy, người lớn thường phản ứng bằng những cái lườm, quát thậm chí nhiều bậc cha mẹ sử dụng đòn roi để nẹt con. Nhưng điều này chỉ khiến con bị tổn thương thay vì những mong đợi như bố mẹ muốn. Thậm chí, nhiều đứa trẻ trở nên bất cần và ương bướng hơn.
1. Bao bọc con quá kỹ, sợ cho con tiếp xúc với cộng đồng
Xu hướng ngày nay nhiều bố mẹ đang cố gắng tự lập trong nuôi dạy con. Việc giúp đỡ từ người thân, người ngoài bị cho là vượt quá ranh giới và xâm phạm đến đời sống cá nhân. Quan điểm để ông bà nghỉ ngơi thay vì trông cháu, dạy cháu phần nào đúng. Song có những bài học giáo dục từ thế hệ đi trước bố mẹ cần học hỏi. Bởi thế hệ cũng đã từng trải nghiệm, họ biết điều gì tốt và không tốt cho con. Bao bọc con quá kỹ, đến nỗi không dám để cho con tiếp xúc nhiều với cộng đồng vì sợ con đau là sai lầm. Khi tiếp xúc với cộng đồng, cha mẹ nên chấp nhận những điều chưa tốt để con tự trải nghiệm và nhận xét. Cha mẹ nên định hướng, trở thành cố vấn của con. Giữ con bên mình, an toàn hôm nay nhưng tuyệt nhiên cắt đứt mọi cảm xúc với cuộc sống thường ngày của con.2. Dừng quá khoan dung với con
Thông thường khi trẻ nghịch ngợm, bố mẹ thường chịu đựng điều đó vì nghĩ rằng chúng còn quá nhỏ. Và nhiều khi chúng nghịch ngợm nhưng lại không hiểu hết hành vi của mình. Trẻ em ngây thơ và nhiều khi chưa hiểu. Nhưng không vì thế mà khoan dung, bao che cho những sai lầm của con. Cha mẹ cần công bằng và khách quan với con từ nhỏ. Trẻ em có thể học hỏi rất nhanh. Vì vậy điều quan trọng là bố mẹ sớm dạy cho chúng nhận biết và sửa chữa những hành vi xấu để không hình thành những thói quen sai trái về lâu dài.3. Công nghệ là con dao hai lưỡi
Hình ảnh đứa trẻ ngồi chơi máy tính, điện thoại, ipad không còn quá xa lạ trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay. Công nghệ mang đến cả một kho thông tin khổng lồ. Nhưng đó cũng chính là vấn đề với con trẻ. Nhiều bố mẹ thấy con ngồi ngoan mà để con chơi cả ngày với điện thoại. Con không được quản lý kênh thông tin, dễ dàng tiếp cận những nội dung không phù hợp và không lành mạnh. Và có một sự thật; dường như công nghệ khiến cha mẹ và con cái ít tương tác và khó hiểu nhau hơn. Các nghiên cứu cho thấy con dễ bị kích động, con cộc cằn hơn khi tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử. Khi con cộc cằn, cha mẹ thường có phản ứng nổi giận. Kéo theo đó là một loạt những hành động khiến mối quan hệ cha mẹ và con trở nên xa cách hơn. Chưa kể những thiết bị điện tử còn mang đến những vấn đề sức khỏe không tốt cho con. Con trẻ cần được phát triển đúng lứa tuổi, cần được bố mẹ quan tâm đúng mực. Ngoài ra, chúng cần được theo sát chứ không thể quá độc lập ngay từ khi còn nhỏ.4. Bố mẹ đừng quá vô tâm
Những ông bố bà mẹ hiện đại ngày càng cho con cái nhiều sự tin tưởng và lắng nghe nhiều hơn. Mặc dù đây không phải là điều xấu nhưng nếu ở mức quá nhiều sẽ không tốt. Trẻ em nên được nuông chiều theo cách tôn trọng thực tế rằng chúng sẽ không bé bỏng mãi mãi. Khi bố mẹ cho con nhiều đặc quyền thì hãy chắc chắn nó sẽ đi kèm với nhiều trách nhiệm hơn. Bố mẹ hãy dạy con phải có trách nhiệm với từng việc mình được làm, thay vì chỉ cho quyền hành suông.5. Bố mẹ hãy quan tâm tới mình và sống khoa học
Con trẻ là cả thế giới của bố mẹ. Nhưng bố mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân mình. Khi bố mẹ sống khoa học, chăm sóc bản thân, tự con cũng sẽ học được đức tính đó. Hình thành thói quen sống khoa học và văn minh từ chính bố mẹ sẽ là tiền đề vững trãi nhất để xây dựng nếp sống của gia đình.Theo Helino – Soha số02/10/2019
Cùng ABA xây dựng cộng đồng cha mẹ gieo trồng hạnh phúc: con vượt trội, cha mẹ tự hào