Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất nhiều phụ huynh quan tâm. Vậy chính xác kỹ năng sống là gì? Tại sao lại cần giáo dục điều này cho trẻ? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Kỹ năng sống là gì?
Song song với việc học, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều vô cùng cần thiết để con phát triển toàn diện. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống.
Tổ chức UNESCO (tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc) định nghĩa kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Còn tổ chức y tế thế giới WHO lại định nghĩa rằng kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp. Những kỹ năng này được vận dụng trong các tình huống hằng ngày giao tiếp người người khác và giải quyết các vấn đề, các tình huống trong cuộc sống.
Như vậy, kỹ năng sống hiểu đơn giản là kỹ năng xử lý vấn đề thông qua các kiến thức, hiểu biết hoặc kinh nghiệm đã có. Để có được kỹ năng sống, trẻ cần có một quá trình học hỏi, trải nghiệm bản thân và xã hội.
Việc có kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hành động đúng đắn và đạt được mục đích mong đợi. Đồng thời giúp trẻ sẽ trưởng thành, hiểu được ý nghĩa cuộc sống và vui vẻ hạnh phúc.
2. Có những loại kỹ năng sống nào?
Để con trẻ phát triển, cần dạy trẻ nhiều loại kỹ năng sống. Trong đó, những kỹ năng sống dưới đây là quan trọng nhất:
Kỹ năng tự lập
Cha mẹ không thể đi theo và bao bọc con cả đời. Và con trẻ cũng không thể thành công nếu không biết tự chăm sóc bản thân. Trong hành trình lớn lên, con trẻ sẽ có những lúc xa nhà, không có bố mẹ kể bên. Vì thế, việc trẻ tự lập sẽ giúp trẻ có thể tự chăm sóc mình. Và sẽ có trách nhiệm với bản thân mình. Không ỉ lại vào ba mẹ.
Có rất nhiều cách rèn tính tự lập cho trẻ. Trong gia đình, cha mẹ có thể cho trẻ tự làm những việc đơn giản phục vụ mình. Ra xã hội, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các trại hè, tham gia các lớp dạy kỹ năng sống.
Kỹ năng thoát hiểm
Cuộc sống đầy rẫy những rủi ro. Và việc có kiến thức, kỹ năng thoát khỏi những hoàn cảnh nguy hiểm là vô cùng quan trọng. Dạy cho trẻ kỹ năng thoát hiểm sẽ giúp trẻ bình tĩnh khi gặp nghịch cảnh, nhanh chóng tìm ra giải pháp bảo vệ mình.
Cha mẹ cần cho trẻ kiến thức để có thể thoát khỏi những tình huống nguy hiểm như: động đất, tai nạn, hỏa hoạn, bị xâm hại hay bắt cóc… Bởi những tình huống này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Và việc bảo đảm an toàn cho trẻ là vấn đề quan trọng nhất.
Kỹ năng khám phá cuộc sống
Bản tính của trẻ con là tò mò và khám phá cuộc sống. Tuy nhiên, không phải trải nghiệm nào cũng an toàn cho trẻ. Vì thế, cha mẹ cần dạy trẻ cách khám phá cuộc sống an toàn. Khi khám phá bất kỳ hành động sự việc nào, cha mẹ cần dạy cho trẻ các nguyên tắc an toàn tối thiểu. Có như vậy trẻ mới không gặp tai nạn hay nguy hiểm.
Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc
Vấn đề quản lý thời gian và tiền bạc là bài toán khó mà rất nhiều người lớn gặp phải. Vì thế, nếu trẻ không được dạy cách quản lý chúng thì khó có thể thành công. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, cách chi tiêu sao cho hợp lý. Đồng thời, dạy cho trẻ cách quản lý thời gian để làm việc cách hiệu quả nhất.
Kỹ năng thuyết phục người khác
Có một cuốn sách mang tên “Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”. Quả đúng như vậy, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người khác là vô cùng quan trọng giúp trẻ thành công.
Để hình thành nên các kỹ năng thuyết phục, trẻ cần có kiến thức, có kinh nghiệm sống, sự tự tin và khả năng ăn nói lưu loát. Kỹ năng này không phải dễ dàng có được mà cần được trau dồi học hỏi trong cả quá trình dài. Và quá trình trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ bồi đắp kỹ năng này cách tốt nhất. Vì thế, cha mẹ nên cho con tham gia vào các hội nhóm, các lớp kỹ năng, các trại hè… để trẻ tiếp xúc và trải nghiệm.
Kỹ năng chia sẻ, yêu thương, thể hiện tình cảm
Thế giới sẽ tràn ngập hòa bình và yêu thương nếu mỗi người biết chia sẻ, yêu thương và biết vì người khác.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng có một câu nói rất nổi tiếng “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Vì thế, sự sẻ chia, sự hy sinh cái tôi của bản thân vì người khác, vì tập thể đem lại những lợi ích to lớn.
Trẻ nhỏ hiểu được điều này sẽ có ý thức hành động vì cộng đồng. Từ đó, dần dà tạo nên con người đầy sự chia sẻ và yêu thương.
Kỹ năng quản trị thời gian
Mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày. Và người thành công là người biết quản lý tốt thời gian của mình. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ được hình thành trong việc thực hiện hàng ngày và khi tham gia trại.
Ví dụ như tại trại hè ABA, trẻ sẽ được học cách tự quản lý, sắp xếp, bảo quản hành lý tại trại. Hay như xây dựng sự kỷ luật với bản thân từ những điều đơn giản nhất: vệ sinh cá nhân, thói quen…
Kỹ năng sống có mục tiêu, kế hoạch
Ước mơ, mục tiêu là động lực để mỗi người tiến về phía trước. Đây cũng là động lực để mỗi người khẳng định và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Để thực hiện được ước mơ, mỗi người cần phải đề ra một kế hoạch để thực hiện mục tiêu cụ thể. Việc thực hiện theo kế hoạch sẽ giúp biến ước mơ thành hiện thực.
Ai trong đời sống, cũng đều cần có ước mơ. Trẻ em lại càng cần có ước mơ hơn bao giờ hết. Đó là một trong các kỹ năng quan trọng cha mẹ cần khơi dậy và cùng con thực hiện.
Tại trại hè Hành trình sống ý nghĩa, trẻ viết lên ước mơ của mình.
Giáo dục kỹ năng sống là điều vô cùng cần thiết và quan trọng với mọi trẻ nhỏ. Việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ giúp cho trẻ phát triển toàn diện mà còn là tiền đề cho trẻ tự tin và thành công. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cha mẹ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ!