Cha mẹ kiểu máy xén cỏ luôn nghĩ dành cho con mọi điều là tốt đẹp nhất, sẽ tạo bệ phóng tốt nhất cho con. Nhưng không hay biết rằng những điều đó bị phản tác dụng.
Saba Harouni Lurie, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình đưa ra định nghĩa về những người bố mẹ luôn đi trước dọn đường cho con, hay còn gọi là “cha mẹ máy xén cỏ”.
Ngăn cấm rồi giật dây, tác động giúp con
Các cha mẹ kiểu “máy xén cỏ” thường làm gì. Bạn sẽ bất ngờ khi nghe thấy những điều này. Cấm trẻ chơi những điều chúng yêu thích. Thay vào đó các cha mẹ “máy xén cỏ” thường muốn các con phải học, phải làm theo ý mình. Ví dụ như sau: Con thích nghệ thuật, đam mê nhảy múa. Nhưng nhất nhất muốn con phải dành thời gian các môn đó cho toán, văn, anh. Tất nhiên không nói đến những trường hợp cha mẹ ngăn cấm con chơi điện tử hay xem ti vi quá nhiều để tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này là hoàn toàn tốt.
Osin của con trong mọi lúc
Có những kiểu cha mẹ “máy xén cỏ” theo cách khác hơn thì luôn trải thảm cho con mình. Buổi sáng gọi con dậy, vừa dựng con dậy vừa làm đủ thứ, nào thay đồ cho con, nào giục ăn sáng, nào chuẩn bị cho con đi học. Nhiều bà mẹ kêu than sáng nào cũng bận rộn. Nhưng đích thị chính bạn chấp nhận làm những “osin cao cấp” cho con đó chứ? Trong khi bạn có thể chọn lựa khác đi.
Có nhiều ông bố bà mẹ thấy con quên sách, quên vở ở nhà. Chỉ cần một cuộc gọi là phi ngay đến để mang đồ cho con. Hay nói dối giúp con khi con muộn học. Một lần, hai lần và nhiều lần vô tình làm những chiếc “máy xén cỏ”. Dần dần, hoạt động ấy được nâng lên mức cao hơn đó là giật dây.
Bố mẹ trở thành “kẻ giật dây”
Các bố mẹ thường ngụy biện cho những hành động đó chính là cho con mọi điều kiện để con phát triển nhưng bạn sai rồi. Thử kiểm điểm xem bản thân mình có bao giờ tác động lên các thầy cô, hay ai đó để con được vào đội tuyển, để được điểm cao. Thậm chí ở Việt Nam, mùa hè của các em cũng không được theo ý muốn của mình mà được các bậc phụ huynh tận dụng triệt để với loạt lịch trình dày đặc.
Ý định tốt nhưng lại phản tác dụng
Các ông bố, bà mẹ “máy xén cỏ” có ý tốt nhưng lại không được như kỳ vọng của mình. Các hành động này bị phản tác dụng.
Không ai phủ nhận họ đang mong muốn con em mình có được những điều tốt nhất. Thế nhưng điều đó lại vô tình cướp đi cơ hội của con. Lẽ ra, con có được cơ hội sửa chữa lỗi sai của mình khi quên đồ nhưng cha mẹ đã làm thay điều đó. Tương tự như vậy, mọi cơ hội, thử thách nhỏ trong cuộc sống đều bị cướp đi bởi chính những ông bố, bà mẹ kiểu máy xén cỏ.
“Cha mẹ cướp đi cơ hội đối diện thách thức của những đứa trẻ. Có nghĩa là trẻ sẽ không có cơ hội thực hành xử lý thách thức và phát triển những kỳ vọng lành mạnh. Trẻ như vậy sẽ có ít khả năng đánh giá cao may mắn của mình. Trong khi lòng biết ơn là một phần quan trọng của hạnh phúc”, tiến sĩ Rankin – một nhà giáo dục, nhà văn, cây viết cho Psychology Today.
Không chỉ thế, những hành động kiểu máy xén cỏ vô tình làm hư con. Chúng khiến các con không có kỹ năng để đối phó với sự thất vọng trong những tình huống thực tế.
Vậy tại sao vẫn có hàng ngàn, hàng triệu ông bố, bà mẹ chấp nhận làm “máy xén cỏ” cho con?
Có rất nhiều lý do khiến bố mẹ trở thành những máy xén cỏ thực thụ” cho con của mình. Phần lớn do nhận thức sai về sự bao bọc và khái niệm dành tình yêu thương cho các con. Nhiều bố mẹ do mất cân bằng trong cuộc sống, hôm nhân,… hay những âu lo trong cuộc sống mà dồn hết tình thương cho các con. Ở Việt Nam, không ít cha mẹ có tuổi thơ vất vả. Chính vì vậy họ không muốn con vất vả, điều kiện không được đủ đầy, bằng chúng bạn
Dù cho nguyên nhân vì sao thì vẫn có đặc điểm chung ở các bố mẹ kiểu “máy xén cỏ”. Đó là bố mẹ thường rất cầu toàn, cố chấp và hay lo âu
Làm gì để không biến mình thành những ông bố, bà mẹ kiểu “máy xén cỏ”?
Đơn giản, hãy bắt đầu học cách trung thực với chính bản thân mình và bản thân con.
Dạy con cách đối diện với rắc rối, khó khăn thay vì để con ngồi một chỗ và dọn dẹp mớ hỗn độn mà con gây ra. Con dậy muộn, không tự giác? Hãy cho con một thời gian biểu và lời cam kết con sẽ không được gọi dậy và được phục vụ trừ khi con tự làm lấy,… Chấp nhận những thất bại của con để lần tới con tự ý thức mình phải làm gì.
Hoặc bạn có thể là người cố vấn, đồng hành, cùng con đưa ra những giải pháp hiệu quả. Dù biết khó khăn nhưng đây mới là cách bạn giúp con trưởng thành.
Luôn nhớ rằng một đứa trẻ muốn đi được chúng phải nỗ lực học lẫy, học bò, học ngồi như thế nào.
Để con trẻ dạy con trẻ thông qua tập thể
Hãy nhờ đến sự trợ giúp của trẻ thông qua trại hè hoặc các sinh hoạt tập thể. Nghe thì phi lý nhưng việc tham gia trại hè lại mang đến những lợi ích bất ngờ. Mùa hè con được thoải mái về thời gian. Trại hè lại có nhiều bạn đồng lứa. Có thể bạn không đồng tình với điều này. Song cách giáo dục của trại hè lại được con “đồng ý” chấp nhận trong sự vui vẻ hơn là sự giản dạy của cha mẹ. Việc có hiệu ứng từ các trẻ khác giúp trẻ không bị lạc lõng. Đây là môi trường lý tưởng cho con xây dựng những thói quen tập tính và nếp nghĩ tốt. Phương pháp này nên được các bố mẹ lưu tâm.
Đừng biến mình thành những “máy xén cỏ”. Hãy là những ông bố, bà mẹ khôn ngoan!