Cùng ABA ghé thăm Tết Trung thu các nước châu Á

Tại Việt Nam Tết Trung thu là tết dành cho thiếu nhi. Song, ở nhiều nước châu Á, Tết Trung thu là một trong những ngày Tết quan trọng trong năm. Cùng Aba ghé thăm Tết Trung thu các nước có gì nhé

Tết trung thu ở Việt Nam

Tết trung thu là dịp mà các em thiếu nhi vô cùng háo hức.Trung thu 3 miền mỗi nơi có nét đặc sắc riêng. Song đều có đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng, bánh nướng, bánh dẻo và đặc biệt là sự xuất hiện của chú Cuội và chị Hằng.

Ở Việt Nam, lễ hội trung thu lớn nhất được tổ chức ở Tuyên Quang. Người dân chuẩn bị công phu trước vài tháng. Vào ngày rằm, người ta tổ chức diễu hành những mô hình đặc trưng ngày tết trung thu, những mâm ngũ quả, và những màn biểu diễn hoành tráng trên đường phố.

Tết Trung thu thành Tuyên – lễ hội trung thu lớn nhất Việt Nam

Trung thu các nước có gì?

Trung Quốc

Đất nước láng giềng của chúng ta Trung Quốc là một trong những cái nôi của ngày tết trung thu. Tết Trung thu còn có tên là Tết Đoàn Viên. Người đi làm xa, học xa đều tranh thủ trở về nhà sum họp.

Đèn lồng mặt trăng khổng lồ trong Tết Trung thu người Trung Quốc

Thỏ ngọc là con vật biểu trưng cho ngày Tết Trung thu. Chính vì thế, những loại đèn lồng thỏ có rất phổ biến. Thêm nữa là các loại đèn lồng đỏ. Ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc có múa lân, bánh nướng và bánh dẻo. Người ta ăn bánh, uống trà và ngắm trăng ngày rằm.

Hàn quốc

Trung thu các nước lại có những tên gọi và ý nghĩa khác nhau. Người Hàn Quốc coi ngày Tết Trung thu là Lễ tạ ơn. Ở Hàn Quốc, người dân được nghỉ 3 ngày để chuẩn bị Tết trung thu.

Những ngày này, người Hàn chơi nhiều trò chơi truyền thống như kéo co, đấu vật, kangkangsulle hay yutnori,….

Trong mâm lễ tạ ơn, không thể thiếu Songpyeon. Đây là một loại bánh trung thu hình bán nguyệt làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông.

Bánh trung thu của người Hàn Quốc

Người Hàn thường tảo mộ để thể hiện đạo lý, lòng biết ơn tới tổ tiên.

Đài Loan

Người Đài Loan ăn mừng Tết Trung thu theo cách đặc biệt. Ngoài đèn lồng, bánh kẹo, trang trí lộng lẫy, người Đài thường rủ nhau đi ăn đồ nướng hoặc tự nướng thịt. Việc nướng thịt trong Tết Trung thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm khi cả gia đình quây quần bên bếp than hồng. Tết Trung thu ở Đài Loan còn có tên gọi khác là “Tết thịt nướng”.

Nhật Bản

Ở xứ sở hoa anh đào, Tết Trung thu được gọi là Otsukimi. Người Nhật ăn bánh Tsukimi dango – một loại bánh nếp hình tròn, màu trắng như tuyết. Bánh được bày hình tam giác và đặt vào những nơi thoáng đãng, vừa ăn vừa ngắm trăng.

Đèn lồng của người nhật cũng mang đặc trưng riêng. Đó là những hình cá chép truyền thống rực rỡ sắc màu.

Đèn lồng cá chép tại Nhật Bản

Malaysia

Lễ hội lồng đèn là đặc trưng trong văn hóa Trung thu ở Malaysia. Phố Malaysia rực rỡ hàng trăm lồng đèn sắc màu với nhiều hoạt động náo nhiệt.

Đoàn rước đèn, hòa cùng lân tưng bừng đến mọi ngõ ngách.

Bánh trung thu người Malaysia cũng có hình dạng đặc biệt với sò biển, bông hoa và mặt trăng,..


Bánh trung thu Malaysia

Tại Singapore

Đến Singapore vào dịp này, ban sẽ được thấy Merlion bên vịnh Marina Bay đổi màu.

Merlion đổi màu

Ánh sáng đèn màu được chiếu từ mạn trái Merlion. Các màu khi chiếu lên tổng hòa tạo thành một chú “sư tư biển” mang dáng dấp và màu sắc sặc sỡ như chiếc lồng đèn trung thu. Và cũng giống như Việt Nam, người Singapore có những phố đèn lồng rực rỡ.

Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch.

Vào đêm này, người Thái tham gia lễ cúng trăng, ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm bồ tát và Bát Tiên để cầu những điều tốt đẹp.

Mâm cỗ người Thái bày quả đào và bánh trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào.

Bánh bao Thái Lan ngày Tết Trung thu

Campuchia

Trung thu các nước diễn ra chủ yếu vào rằm tháng tám thì ở campuchia lại diễn ra vào rằm tháng 10. Tết Trung thu gọi là lễ hội Ok Om Pok, tổ chức ban đêm. Lễ vật là các loại cốm dẹp, khoai, mía. Người dân Campuchia thả đèn gió tượng trưng cho ước vọng, niềm tin của người thả tới mặt trăng, cầu mong viên mãn.

Dạo một vòng cùng ABA, trung thu các nước thật thú vị đúng không nào. Những phong tục tuy có khác nhau nhưng luôn giống nhau ở sự đoàn tụ và viên mãn.

Trả lời