TRẺ XEM ĐIỆN THOẠI NHIỀU LỢI BẤT CẬP HẠI

Điện thoại và đặc biệt là điện thoại thông minh được con trẻ tiếp xúc ngày một sớm hơn. Cho trẻ xem điện thoại là cách mà bố mẹ muốn con ngồi yên. Nhưng thực tế, điều này gây ra những nguy hại gì?

Đặt vấn đề

Điện thoại không thể thiếu trong cuộc sống. Điện thoại thông mình xuất hiện ngày một nhiều hơn trong các công việc của mỗi người.

Người lớn dành nhiều thời gian cầm điện thoại hơn. Xu hướng con trẻ bắt chước người lớn gia tăng. Dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ đang say sưa xem you tube, chơi điện tử không rời mắt trên điện thoại, ipad của bố mẹ.

Trẻ em sử dụng điện thoại sớm và không được bố mẹ giám sát

Ngày nay, lượng trẻ bị các vấn đề mắt liên quan cũng tăng theo. Các tật mắt như cận thị, loạn,.. xuất hiện ngày một sớm ở trẻ. Thiết nghĩ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử cũng là một  trong những nguyên nhân.

Những nguy hiểm khi trẻ xem điện thoại

Không khó để nhận thấy những nguy hiểm tiềm ẩn từ điện thoại

Các tật về mắt

Đây là những nguy cơ thấy rõ nhất khi con xem điện thoại quá nhiều. Thói quen nhìn quá lây vào điện thoại sẽ khiến con thấy nhức amtw, mắt khô, thậm chị mờ dần. Ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại luôn có các tia bức xạ nguy hại. Khi xem điện thoại quá lâu, mắt không được nghỉ ngơi rất dễ mắc các tật cận thị, loạn, thậm chí là viễn.

Trẻ xem điện thoại nhiều dễ gây nguy hiểm cho mắt

Mặt khác, trẻ thường nằm lệch khi xem điện thoại. Vì vậy thị lực giữa 2 mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng khác nhau.

Nguy cơ vẹo cột sống khi con trẻ xem điện thoại không đúng tư thế

Trẻ em thường nằm đủ mọi tư thế để chơi. Ở lứa tuổi xương đang hoàn thiện thì đây chính là nguy cơ khiến trẻ vẹo cột sống.

Ngoài ra, ngón tay hay sử dụng nhiều cũng rất dễ bị viêm gân, viêm khớp, thậm chí thoái hóa các khớp ở ngón tay bấm điện thoại nhiều.

Rối loạn cơ mặt

Khi chơi điện thoại, game, các em tập trung cao độ. Mắt và các giác quan cũng cực kỳ tập trung. Điều này gây áp lực lên khuôn mặt, là nguyên nhân khởi phát của tật rối loạn các cơ. Phần lớn rối loạn cơ 80% xảy ra ở mặt. 20% còn lại rối loạn trong lời nói. Tật này không thể điều trị triệt để và khả năng tái phát cao. Vì vậy, môi trường sinh sống, học tập lạnh mạnh, hạn chế thiết bị điện tử là rất cần thiết.

Những tác hại khác

Nhiễm khuẩn từ điện thoại. Trên điện thoại lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với trong bồn cầu (nghiên cứu của đại học Aiona – Mỹ) . Ăn uống sau khi chơi điện thoại hoặc vừa ăn vừa chơi điện thoại sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Giảm khả năng tập trung. Khi chơi thiết bị điện tử quá lâu, khả năng tập trung bị giảm sút do não bộ đã làm việc quá sức trước đó.

Thêm nữa, trẻ con chơi điện thoại thường thức khuya. Vì thế nên ngày hôm sau thường đau đầu, buồn ngủ. Có những trẻ xem điện thoại quá nhiều, nghiện đến mức thức trắng để chơi, gây ra những hậu quả đáng buồn.

Và vô số những hệ lụy khác, nếu con trẻ và thận chí người lớn chơi điện thoại quá nhiều.

Học tập, phát triển nhân cách của trẻ có bị ảnh hưởng?

Điện thoại có là công cụ học tập?

Khi trẻ xem điện thoại, ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng tới việc học tập. Nếu như trẻ tiếp xúc với những điều tích cực, trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Song điện thoại cũng là con dao hai lưỡi.

Ỉ nại việc làm bài tập là một hệ lụy sinh ra từ điện thoại và internet. Mạng xã hội có rất nhiều thứ. Trong đó có cả các bài văn, toán mà các em cần. Khi có điện thoại smartphone và tự chủ, các em rất dễ phụ thuộc vào những thứ có sẵn trên internet

Nội dung không thể kiểm duyệt hết

Nhiều tin tức, bài báo và nội dung không lành mạnh được phát tán trên điện thoại mỗi ngày. Quái vật Momo là một ví dụ. Những nội dung tiêu cực ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi con trẻ. Nhiều nội dung khiêu dâm, bạo lực được trà trộn dưới nhiều hình thức mà bố mẹ không thể kiểm soát.

Trẻ em vốn học hỏi và bắt chước nhanh. Nhiều hiện tượng tiêu cực trên mạng xã hội dễ khiến các em học hỏi theo đám đông. Lệch lạc trong các thần tượng của giới trẻ cũng xuất hiện.

Gần đây, việc trẻ dùng điện thoại quay những cảnh bạo lực học đường xuất hiện nhiều hơn. Thiết nghĩ đây cũng là một trong các hệ lụy từ giáo dục, từ những tiếp xúc văn hóa xấu trên mạng xã hội.

Lời khuyên từ chuyên gia khi cho trẻ xem điện thoại

Từ những kết quả nghiên cứu, Viện nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với điện thoại mọi hình thức.

Trẻ 3 – 5 tuổi hạn chế 1 tiếng/ngày. Trẻ 6 -18 tuổi hạn chế 2 tiếng/ngày. Thay vì dùng điện thoại, cha mẹ hãy cùng con xem các chương trình tivi. Việc này giúp cha mẹ dễ dàng định hướng và giúp con phân biệt những chương trình tốt.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên hướng con đến những không gian mở như các không gian sách, các hoạt động ngoài trời để con có những điều kiện phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ.

(Theo báo Giáo dục)

Trả lời