La mắng con – lưỡi dao vô hình từ cha mẹ

La mắng con chính là biểu hiện của sự không thấu hiểu trong giao tiếp. La mắng con mang đến những ngôn từ tiêu cực mà người nói không thể kiểm soát. Nó là lưỡi dao vô hình nhưng mang đến vết thương lòng sâu sắc nhất.

Tại sao cha mẹ lại dễ nổi cáu?

Cha mẹ là người luôn mong muốn mỗi đứa con mình được an toàn và hạnh phúc. Mỗi đứa con đều là viên ngọc quý của cha mẹ. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ không ngại kinh tế để dành những điều tốt nhất cho con. Ngày nay, con cái được chăm sóc tốt hơn, điều kiện vật chất tốt hơn. Nhưng đổi lại cha mẹ cũng bận rộn hơn.

Chính bởi sự bận rộn của cha mẹ khiến quỹ thời gian cùng con bị thu hẹp lại. Nhiều cha mẹ đi làm từ sáng sớm và trở về khi con đã chuẩn bị đi ngủ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không hiểu nhau khi giao tiếp. Sự bận rộn khiến cha mẹ trở nên thiếu kiên nhẫn với con mình. Cho con điều kiện tốt cũng có thể khiến thêm những kỳ vọng vào con cái.

Khi cha mẹ la mắng, chỉ trích con

Khi xảy ra bất đồng trong giao tiếp, nhiều bố mẹ không kiềm chế cảm xúc với con rất dễ buông ra những câu nặng lời, đặc biệt là so sánh với nhiều bạn bè trang lứa.

Phản ứng khi bị cha mẹ la mắng

La mắng con khi con vụng về

Khi một đứa trẻ bị cho là vụng về có thể con sẽ phản ứng lại “Không, con không phải như thế”. Nhưng phần lớn với trẻ nhỏ, sau nhiều lần bị chê trách, chúng sẽ mất đi thói quen thắc mắc mà dần tự nhận bản thân kém cỏi. Con sẽ nghĩ rằng mình kém cỏi và không thể làm tốt hơn. Dần dần điều đó trở thành niềm tin của trẻ và con sẽ không còn hứng thú với việc tự khám phá của bản thân.

Đổ lỗi sai

Khi đứa trẻ bị đổ lỗi điều mà chúng không gây ra, chúng sẽ lập tức phản kháng lại. Nhiều người lớn chưa bao giờ nhận lỗi trước mặt con dù biết bản thân mình chưa đúng.

Những điều trên đây khiến con mất đi cảm giác an toàn, tạo điều kiện để con trở nên cục cằn, hoặc nhút nhát không dám tự tin cố gắng hay thể hiện.

>>>>>>Xem thêm Tâm lý “mặc kệ con” đúng hay không đúng

La mắng trẻ khiến  sự sáng tạo bị giết chết, tính tự giác học tập không còn.

Có lẽ rằng nhiều cha mẹ chưa nhận ra rằng những lời nói chỉ trích được coi là “bình thường” đó đem đến cho con những tổn thương lớn như thế. Điều không may là các con luôn xem những nhận xét của cha mẹ một cách nghiêm túc.

Cha mẹ luôn mong con thành người tốt, có lòng trắc ẩn và ý chí dũng cảm, có niềm tin trong cuộc sống. Muốn vậy, bố mẹ cần tận dụng mọi cơ hội để khích lệ con trẻ bằng những lời nhận xét và cẩn thận với những lời trỉ trích tiêu cực.

– ABA – Cha mẹ gieo trồng hạnh phúc –

Trả lời