Hà Nội – Trung thu xưa và nay

Cái lạnh se se của đầu buổi sớm mùa thu làm lòng ai xao xuyến lạ. Mùa thu, còn là mùa mà mỗi đứa trẻ xưa và nay đều háo hức – Tết trung thu. Tết trung thu xưa và nay đã có nhiều đổi khác, song, vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa dành trọn cho con trẻ những niềm vui

Trung thu xưa trong đôi mắt Hà Nội

Hà Nội nay đã nhiều đổi thay. Hồi ức về những mùa trung thu xưa là những mảnh ký ức nhuộm màu nhưng không khỏi khiến người ta xúc động.

Ngày đó, nhịp sống Hà Nội thật giản đơn. Có người nói rằng, nó chẳng khác nào những bánh xe đạp quay đều trên những con phố. Khi con gió se lạnh mặt nước hồ Tây, lũ trẻ háo hức ngày tết của mình.

Tết trung thu xưa trên các con phố

Không khí Trung thu về sớm nhất trên phố hàng Mã. Ven đường rực rỡ đèn hoa, nến và những đồ chơi trẻ em. Người dân hàng mã rất khéo tay và tinh tế. Họ làm ra những chiếc đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn trời tuyệt đẹp. Phố Hàng trống lại tưng bừng trong tiếng trống ếch, trống quân,.. Hàng Đường, hàng Buồm lại nổi tiếng với những bánh Trung thu ngon không đâu sánh bằng. Còn phố hàng Gai chuyên buôn bán giấy. Và lũ trẻ luôn kháo nhau rằng đó là phố quý tộc. Bởi nơi đó mới có những mâm cỗ được bày biện và trang trí khéo léo trên vỉa hè.

Niềm vui trẻ con xưa

Mỗi độ tết Trung thu về, “trên phố” đông vui lạ, bởi những đứa trẻ ngắm mãi không chán những chiếc đèn lồng, đèn ông sao,… sắc màu.

Nhà nào cũng tràn ngập không khí ngày tết. Vào đêm rằm, sân nhà như sáng hơn. Mâm cỗ trung thu mang đậm tính truyền thống và trọn vẹn ý nghĩa. Quả bưởi trên nải chuối tiêu, nào thị, nào sấu, nào hồng ngọc, hồng lạng,…. những trái quả gắn liền với mùa thu. Trên mâm còn có bánh dẻo, bánh nướng, đèn ông sao, nhiều nhà còn có ông Tiến sỹ giấy hay ông Phỗng với một ý nghĩa khuyến khích tinh thần học tập và hướng thiện. Mâm cỗ Trung thu không phải để thắp hương tổ tiên mà để bày dưới ánh trăng ở sân nhà.

Tết Trung thu xưa rộn rã và tưng bừng. Những đứa trẻ cười khúc khích, tay cầm đèn lồng, đèn ông sao,… đứa đội mặt nạ, đứa gõ trống thùng thình,.. nhưng chưa đủ, phải có thêm cả những chú lân sư rồng.

Cùng nhau ngắm nhìn những chiếc đèn lồng giấy

Những điệu lân sư rồng làm rộn ràng khắp những xóm lớn, xóm nhỏ. Từ đoàn người nhỏ xíu, những đứa trẻ nhập hội, tạo nên đoàn người đông đúc vui tươi biểu diễn trên khắp tuyến phố đến tận khuya mới về.

Khi tiếng cười lắng lại, những câu hát bắt đầu vang lên. Đây là lúc đám trẻ cùng nhau phá cỗ. Vừa hát, vừa vười, vừa chia nhau những miếng bánh, miếng quả, không còn trẻ giàu, trẻ nghèo, chúng cùng nhau chia sẻ những niềm vui nhỏ bé.

Nói chuyện Trung thu nay

Trải qua bao năm, Trung thu Hà Nội nay đã có nhiều sự đổi khác. Cuộc sống người Hà Nội tất bật hơn, đầy đủ hơn. Và Tết Trung thu đôi khi chỉ còn trọn vẹn trong cái ý nghĩa vốn xưa của nó.

Không khí mùa tết Trung thu nay

Trên phố phường, vẫn là những sự tấp nập, nhộn nhịp ấy. Nhưng cái niềm vui của người mua, người bán ít nhiều đổi thay. Người ta mua bán nhanh hơn những chiếc đèn nhựa đủ hình thù hiện đại đầy sắc màu. Không còn nhiều bóng dáng những chiếc đèn giấy thủ công, bóng những hàng tò he cũng thưa thớt,…. Cận ngày, người lớn mới vội vã mua sắm bánh trái, đồ trang trí làm quà tết Trung thu cho con trẻ.

Thế nên, đâu đó, người ta đã tiếc nuối…. về cái không khí của một Tết Trung thu thời xưa cũ.

Những mâm cỗ trông trăng cũng thưa thớt dần. Nhà cao tầng nhiều lên. Có những đứa trẻ chỉ nhìn ánh trăng trên những màn hình điện tử. Đâu đó, niềm vui đơn giản cùng nhau đi múa lân, phá cỗ hay chia nhau những thức quả theo mùa chợt biến mất.

Nhưng….

Ngày nay, trẻ em có nhiều dịp để chờ đón song cái niềm háo hức mong Tết Trung thu vẫn không vợi bớt. Những đứa trẻ luôn có những cách vui riêng của mình.

Niềm vui con trẻ trong tết Trung thu nay

Phố hàng Mã ngập tràn những đồ chơi hiện đại màu sắc bắt mắt. Vậy mà không ít bạn nhỏ vẫn luôn thích thú với những món đồ truyền thống. Chẳng khó để bắt gặp ánh mắt thích thú khi nhìn cô bác nghệ nhân thoăn thoắt nặn tò he, những anh chàng ngồi gấp lá dứa thành những món đồ thân thuộc,…

Đó còn là sự vui mừng và háo hức khi được đi chơi trung thu. Là niềm vui khi cùng bạn bè hát vang những bài hát dường như chưa bao giờ mất.

Cả những chiếc bánh tuy có nhiều hương vị và hoa văn cũng đẹo hơn, nhưng hương vị truyền thống vẫn còn lưu trữ đậm đà.

Bánh Trung thu vẫn lưu trọn những giá trị truyền thống

Trung thu trong lòng Hà Nội đi cùng dòng thời gian theo nhịp phát triển của đất nước. Có những điều được lưu truyền, có những điều nằm sâu trong hồi ức. Nhưng những ý nghĩa về ngày Tết Trung thu và nét đẹp văn hóa sẽ được lưu trọn đến muôn thế hệ mai sau.

—————————-

Hãy cùng ABA thêm một lần trở về với Trung thu tuổi thơ xưa. 

Trả lời